Giới thiệu Bulong nở inox
Bulong nở là một loại bu lông chịu tải lực và đặc biệt thích hợp cho việc kết nối các vật liệu phi kim loại như bê tông. Bu lông nở được thiết kế để mở rộng và cố định chặt trong vật liệu khi được gắn vào. Dưới đây là một số loại bu lông nở phổ biến
Bu lông nở áo ( Tắc kê nở )
Bu lông nở đinh
Bu lông nở 3 cánh
Bu lông nở móc câu
Nở đóng ( nở đạn)
Đặc điểm của bulong nở
Các bulong nở đều có đặc điểm chung đó là chịu tải và kết nối với bê tông, giúp cố định chặt để treo, móc phụ kiện
Bu lông nở áo: Loại nở này hay còn được gọi là tắc kê nở hoặc nở áo. Được cấu tạo với phần áo nở lồng bên ngoài khi siết đai ốc sẽ nở phần áo để cố định với bê tông. Loại tắc kê nở này thường được ứng dụng để bắt vào ke móc đá
Bu lông nở đinh: Với ứng dụng tương tự tắc kê nở. Bu lông nở đinh chỉ khác về cách thi công. Nở ra bằng cách đóng trực tiếp phần đinh nở để cố định với bê tông
Bu lông nở 3 cánh: Cách vận hành giống tắc kê nở. Siết chặt đai ốc để nở phần cánh phía dưới. Phần thân cố định sử dụng để treo phụ kiện công trình
Bu lông nở móc câu: Đúng như cái tên thì bu lông nở móc câu có cấu tạo đặc biệt. Phần móc dùng để móc các loại phụ kiện như treo đèn, xích,…
Nở đóng ( nở đạn ): Loại nở này được đóng dưới trần bê tông. Cố định được khi vặn chặn đai ốc vào bu lông hoặc thanh ty ren. Phần đạn trong nở đóng sẽ nở ra để cố định với bê tông. Ứng dụng rộng rãi khi cần treo ống nước, đèn,…
Thi công
Chuẩn bị dụng cụ như: Máy khoan, cờ lê, máy thổi bụi,…
Bước 1: Xác định điểm khoan. Sử dụng đầu mũi khoan vừa với kích thước bu lông nở
Bước 2: Đánh dấu điểm khoan. Đây là một bước quan trọng. Vì nếu như khoan lỗ ngắn quá sẽ không đảm bảo hiệu suất. Khoan sâu quá sẽ không khít tạo khoảng trống với bu lông nở. Nếu thi công nở đạn đóng sâu quá sẽ bị lọt nở sâu vào trong vì kích thước của nở đạn ngắn nhất so với các loại bu lông nở
Bước 3: Thổi bụi. Nếu sử dụng kết hợp cùng hóa chất cấy thì sẽ là một bước rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất. Loại bỏ bụi và mảng đá từ lỗ khoan để đảm bảo sự tiếp xúc chặt giữa anchor bolt và vật liệu xây dựng.
Bước 4: Đặt bu lông nở vào. Siết hoặc đóng nở để cố định với bê tông
Dưới đây là video minh họa về thi công bulong nở đinh, các loại bulong nở khác cũng thi công tương tự, nhưng khác về cách lắp đặt
Vật liệu sản xuất
Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng. Người ta sẽ chọn lựa giữa thép mạ và inox để đáp ứng được các yếu tố như chi phí, chống ăn mòn, độ cứng và độ bền.
Thép mạ: Là thép có một lớp phủ mạ kẽm để chống rỉ sét nhẹ và gia cường độ bền. Thép mạ thường được sử dụng trong các ứng dụng cần chống ăn mòn. Nhưng lớp mạ có thể bị hỏng và khiến thép trở nên dễ rỉ sét nếu bị trầy xước. Giá thành sản xuất rẻ
Inox: Inox còn được chia ra thành các loại như inox 201, inox 304, inox 316. Mỗi loại đều có khả năng chống ăn mòn cao, yêu cầu trong môi trường phức tạp hơn tùy theo các đặc tính từng loại inox
Nơi mua bulong nở uy tín
Hiện Cơ khí Việt Hàn đang là đơn vị phân phối các loại bu lông nở hàng đầu khu vực miền Bắc. Được sản xuất trên vật liệu inox 201, inox 304, inox 316 chất lượng cao. Ngoài bu lông nở, chúng tôi còn cung cấp các loại bu lông ốc vít, thanh ren inox. Mang lại giá trị chất lượng, cũng như giá thành phải chăng nhất. Quý khách hàng, đối tác có nhu cầu báo giá vui lòng liên hệ
Hotline/zalo: 0985.96.46.16
Website: https://bulongviethan.com/
Email: bulongviethan.fastener@gmail.com
Facebook/ Youtube: Bu lông Việt Hàn